Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • 3 lý do người bị đái tháo đường nên ăn gạo lứt

3 lý do người bị đái tháo đường nên ăn gạo lứt

12:00 AM | 22/05/2020

Người ta ví gạo lứt như một loại thuốc thần kỳ với công năng chữa bách bệnh của nó. Và người bệnh đái tháo đường cũng không thể bỏ qua việc “tiêu thụ” loại gạo này.

1. Gạo lứt làm giảm lượng glucose trong máu

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh đái tháo đường. Lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái tháo đường tuýp I và tuýp II.

3 ly do nguoi bi dai thao duong nen an gao lut

Các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, protein, các phức hợp carbohydrate, crôm, polysaccharide, hemicellulose, chất béo, chất xơ, các tocopherol, các tocotrienol và các chất kháng ôxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm soát, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái đường.

2. Gạo lứt giàu các chất dinh dưỡng

Bộ Nông nghiệp Mỹ nhấn mạnh, nhóm hạt nguyên chất, như gạo lứt cung cấp nhiều carbohydrate tổng hợp, chất xơ, chất dầu, các vitamin và khoáng chất… cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lứt.

Tốt nhất là bạn uống trà gạo lứt dễ sử dụng hơn để điều trị bệnh tiểu đường. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần uống 600cc nước gạo lứt rang. Sau một năm trị liệu bằng phương pháp tự nhiên này, số người giảm bệnh đái tháo đường lên tới 87%.

Còn theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thường có lượng đường trong máu cao hơn người bình thường và như vậy cơ thể họ sẽ dần không còn khả năng sản sinh ra insulin để phá hủy lượng đường dư thừa.

Trong khi đó, nếu ăn gạo lứt có thể tăng cường lượng khoáng chất, chất xơ, vitamin, phòng ngừa rối loạn mỡ máu, béo phì, bệnh tim mạch và bệnh tăng huyết áp. Điều quan trọng hơn là không tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu như gạo trắng.

Một chén gạo lứt nấu chín cung cấp khoảng 230 calo, 3,5g chất xơ, 5g chất đạm, 50g carbohydrate và các chất sinh tố vitamin B 6, thiamin B1, riboflavin B2, niacin B3, folacin, vitamin E, cùng các chất khoáng khác.

3 ly do nguoi bi dai thao duong nen an gao lut

3. Gạo lứt cung cấp enzyme

Gạo lứt và các hạt nguyên chất rất giàu magie, một khoáng chất tổng hợp từ 300 loại enzym giúp quá trình bài tiết glucose và insulin. Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lứt có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lứt không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt, vì các enzyme đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo.

Bạn nên biết!

Theo WHO khảo sát gần 200.000 người để tìm hiểu mối liên hệ giữa việc dùng gạo lứt hoặc gạo trắng với bệnh đái tháo đường, các nhà khoa học Mỹ rút ra được những điều sau:

- Những người dùng gạo trắng hơn 300g/tuần thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng 17% so với người dùng dưới 60g/tháng.

- Ngược lại, những người dùng gạo lứt trên 120g/tuần lại giảm được 11% nguy cơ bệnh đái tháo đường so với người dùng dưới 60g/tháng.

- Nếu dùng 50g gạo lứt/ngày thay cho gạo trắng sẽ giảm được 16% nguy cơ mắc tiểu đường. Tương tự, dùng ngũ cốc nguyên hạt (chưa chế biến) thay gạo trắng cũng giảm được nguy cơ này.

D.N

Theo tạp chí Sống Khỏe

Đầu trang
dịch vụ kế toán thuế ở hà nội