Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • Đột quỵ khi tắm đêm và cách tự cứu mình khi có dấu hiệu nguy cơ

Đột quỵ khi tắm đêm và cách tự cứu mình khi có dấu hiệu nguy cơ

12:00 AM | 05/12/2020

Đã có rất nhiều trường hợp bị đột quỵ hoặc tử vong sau khi tắm đêm. Tuy nhiên, mọi người vẫn thường thờ ơ với những cảnh báo của các chuyên gia y tế về việc tắm đêm dẫn tới hậu quả đau lòng.

Tắm đêm nguy hiểm như thế nào?

Sau một ngày dài lao động vất vả, ai cũng muốn được ngâm mình trong bồn tắm, hoặc được đắm mình dưới vòi hoa sen tươi mát để thư giãn và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên do đặc thù công việc nhiều người đến tận đêm mới có thời gian đi tắm, lại có những người có thói quen tắm đêm trước khi đi ngủ.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tắm khuya, kể cả khi tắm bằng nước nóng tiềm ẩn nhiều nguy hại. Đau đầu, sốt, nhiễm trùng phổi, đột quỵ và nguy cơ tử vong cao là những căn bệnh tiềm ẩn do thói quen tắm khuya gây ra. Trong đó, gội đầu nhưng không sấy và để tóc ướt đi ngủ là một sai lầm nghiêm trọng. Việc này khiến da đầu bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới mạch máu và lâu dần sẽ hình thành nên chứng đau đầu kinh niên. Không chỉ gây đau đầu, nếu để tóc ướt đi ngủ, quá trình bay hơi của nước cần đến nhiệt độ khiến các dây thần kinh dưới lớp biểu bì của da đầu, vùng da sau tai, cổ và vai không được giữ ấm. Nếu trời quá lạnh, nhiệt độ cơ thể xuống thấp, toàn bộ vùng mặt sẽ bị liệt cứng bởi hệ thống dây thần kinh mặt đã bị cóng. Đi kèm với đó là miệng bị méo, thường xuyên chảy nước dãi, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.

Dot quy khi tam dem va cach tu cuu minh khi co dau hieu nguy coPhóng to

Với những người có hệ miễn dịch yếu, việc tắm khuya rất dễ dẫn đến bị cảm và lạnh phổi

Đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp, nếu bạn tắm khuya thường xuyên, nhất là lại dùng nước lạnh sẽ vô tình sẽ khiến cơ thể mất nhiệt thái quá. Với những người có hệ miễn dịch yếu, việc tắm khuya rất dễ dẫn đến bị cảm và lạnh phổi. Trầm trọng hơn, nhiều người phải đối mặt với sốt siêu vi, thậm chí là nhiễm trùng phổi. Khi các cơ quan hô hấp bị suy yếu lâu ngày sẽ dẫn đến mất sức đề kháng. Viêm nhiễm phổi lâu ngày nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ung thư.

Thống kê của Bệnh viện Châm cứu T.Ư (Hà Nội) cho biết, đột tử sau khi tắm khuya thường xảy ra trên nền những bệnh lý mãn tính có sẵn như tim mạch, huyết áp, mỡ máu. Đặc biệt, trong điều kiện kết hợp với các yếu tố như ăn uống no, say, ngủ trong phòng lạnh… sẽ rất dễ xảy ra các tai biến nguy hiểm với cơ thể, xấu nhất là đột tử. Hầu hết những ca đột quỵ thường thay đổi theo mùa rất rõ ràng. Tỷ lệ xảy ra vào mùa đông thường cao hơn và có nhiều triệu chứng xấu hơn mùa hè. Điều đặc biệt là các ca đột quỵ vào ban đêm phần lớn có nguyên nhân do tắm khuya gây ra.

Tắm đêm như thế nào để tránh đột quỵ

Dot quy khi tam dem va cach tu cuu minh khi co dau hieu nguy co

Đột tử sau khi tắm khuya thường xảy ra trên nền những bệnh lý mãn tính có sẵn như tim mạch, huyết áp, mỡ máu

- Tắm rửa tốt nhất đối với cơ thể là trong khoảng từ 7 đến 8 giờ tối. Kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi và tiếp xúc với vô vàn bụi bẩn trong không khí, tắm rửa sẽ giúp cơ thể loại bỏ vết bẩn, tẩy các tế bào chết,... Da được làm sạch sẽ tái tạo và cải thiện rất nhiều, cho bạn một giấc ngủ ngon. Đặc biệt không nên tắm sau 10 giờ tối. Trong trường hợp bất khả kháng khiến bạn phải tắm sau 10 giờ, hãy chỉ nên lau mình bằng nước ấm. Và bạn có thể tắm vào sáng sớm hôm sau.

- Không nên để cơ thể thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, khi đang ở trong phòng lạnh không nên tắm nước nóng quá, hoặc đang nóng nực lại tắm nước lạnh. Nước tắm khác với nhiệt độ cơ thể sẽ gây rối loạn về vận mạch.

- Không tắm khi quá no hoặc quá đói dễ mắc bệnh đường ruột, dạ dày, khi đó chúng ta dễ bị chóng mặt, huyết áp thấp, dễ ngất xỉu khi tắm.

- Tránh dội nước lên người một cách đột ngột mà phải bắt đầu từ hai chân trước, đến 2 tay rồi sau mới đến người và đầu.

Cách xử lý khi không may bị đột quỵ

Khi không may bị đột quỵ, bạn sẽ cảm thấy xuất hiện một trong những biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, tê hết đầu, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, không thể nâng 2 cánh tay qua đầu cùng một lúc và không thể gọi to người đến cứu.

Bạn sẽ có khoảng 10 giây trước khi đổ khụy xuống, hãy thật bình tĩnh và ngồi xuống, hít thật sâu và cố gắng ho để các cơ quan hoạt động nhằm cung cấp thêm oxy cho phổi, chuyển động của cơn ho giúp tim đập vài nhịp, bạn cần mặc nhanh quần áo để giữ ấm cho cơ thể và gọi người giúp đỡ.

Nếu bạn bị nhẹ có thể uống nước gừng nóng có tác dụng giải trừ cảm rất tốt, theo một số cách chữa của dân gian như cạo gió giúp thông kinh mạch, xông lá hương nhu, tía tô, xả…, ngải cứu với muối hột rang nóng cũng mang lại hiệu quả rất cao.

Thời gian “vàng” khi cấp cứu đột quỵ là 60 phút. Mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng. Do đó người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.

Tắm đêm là một thói quen rất có hại cho sức khỏe cũng như tính mạng của chúng ta. Chính vì vậy, bạn hãy bỏ thói quen tắm đêm để hạn chế những hậu quả đáng tiếc. Hãy chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt. Không ai yêu thương cơ thể của bạn hơn chính bạn đâu.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dich vu ke toan