Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • ''Gót sen'' không còn xa vời nếu bạn áp dụng những phương pháp này

''Gót sen'' không còn xa vời nếu bạn áp dụng những phương pháp này

3:00 PM | 31/12/2019

Tuy gót chân không nhận được nhiều sự chú ý như da mặt, nhưng chắc hẳn “gót sen” sẽ làm phái nữ tự tin hơn khi diện những đôi giày đep. Cùng xem những cách chữa gót chân nứt nẻ tại gia sau để ước mơ sở hữu “gót sen” không còn xa vời.

''Got sen'' khong con xa voi neu ban ap dung nhung phuong phap nay

Nứt gót chân là nỗi khổ tâm của nhiều chị em. Đặc biệt khi thời tiết hanh khô, lạnh, tình trạng nứt nẻ sẽ càng nghiêm trọng hơn. Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau, khó khăn trong sinh hoạt. Nếu vết nứt nghiêm trọng, chảy máu thì các vi khuẩn có khả năng xâm nhập, gây viêm nhiễm.

1. Nguyên nhân gây ra nứt gót chân

Da bị thiếu nước: Da khô có thể do thời tiết lạnh, hanh khô hoặc do chế độ ăn không hợp lý, uống không đủ nước. Vào mùa đông, da dễ bị khô do thiếu độ ẩm, cùng việc không có thói quen cấp ẩm cho gót chân khiến vùng da này khô nhanh và dễ nứt nẻ hơn. Chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc da. Nếu bạn ăn đồ cay, nóng, các thực phẩm háo nước nhiều mà không uống đủ nước thì da khô là điều không tránh khỏi.

Bệnh tật: Những bệnh như: vảy nến, nấm chân, chàm, viêm da,... cũng là nguyên nhân gây nứt gót chân.

Áp lực lên chân quá lớn: Những công việc yêu cầu đứng trong thời gian dài, sàn nhà thô ráp, ghồ ghề, cũng là một nguyên nhân mà ít ai nghĩ tới.

2. Một số phương pháp điều trị nứt gót chân tại nhà

Dầu dừa: Những trường hợp bị nứt nẻ gót chân nhẹ do da khô có thể dưỡng ẩm cho da bằng cách thoa dầu dừa. Bạn nên dùng nước chè ấm để rửa sạch bụi bẩn ở gót chân mỗi ngày. Sau đó lấy khăn lau khô chân và thoa dầu dừa lên. Dầu dừa có tính sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa chảy máu, và làm mềm da.

''Got sen'' khong con xa voi neu ban ap dung nhung phuong phap nay

Muối và chanh: Muối có công dụng sát khuẩn rất cao. Vitamin C trong chanh giúp phục hồi vùng da bị nứt nẻ. Sự kết hợp giữa muối và chanh giúp tẩy tế bào chết, duy trì độ ẩm.

Cách thực hiện: Lấy 2 muỗng nước cốt chanh, 3 muỗng muối, 3 muỗng glycerin, vài giọt tinh dầu vào thau nước ấm. Ngâm chân trong khoảng 20 phút. Sau đó, nên thoa thêm kem dưỡng ẩm, hoặc dầu dừa lên gót chân.

Chuối và bơ: Chuối rất giàu vitamin B6, B12 giúp làm sáng và mềm da. Bơ chứa nhiều vitamin E, giúp chống oxy hóa, thúc đẩy sản xuất collagen, giúp duy trì độ đàn hồi và căng mịn da.

Cách thực hiện: Nghiền nhuyễn 1 trái chuối chín và 1/2 trái bơ. Sau đó đắp hỗn hợp lên gót chân, dùng băng sạch quấn bên ngoài. Ủ trong khoảng 30 phút và rửa sạch bằng nước ấm.

Chuối và bột yến mạch: Chất avenanthramide trong yến mạch có công năng như chất chống viêm tự nhiên, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, phục hồi độ ẩm cho da.

Cách thực hiện: Trộn đều 50g bột yến mạch với 1 trái chuối chín. Bạn nên ngâm gót chân trong nước ấm trước để làm mềm da, sau đó đắp hỗn hợp lên gót chân, dùng băng sạch quấn cố định. Ủ khoảng 30 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch.

Chuối và mật ong: Với công dụng kháng viêm, chữa vết thương, làm sạch tự nhiên, mật ong là thực phẩm “vàng” để trị gót chân nứt nẻ.

Cách thực hiện: Nghiền 1 trái chuối chín, sau đó trộn với 3 thìa mật ong. Sau khi rửa sạch gót chân, bạn thoa hỗn hợp lên gót chân và dùng băng sạch để quấn lại. Ủ trong vòng 30 phút sau đó rửa sạch với nước ấm. Thực hiện đều đặn 2-3 lần một tuần sẽ làm tình trạng nứt gót chân giảm rõ rệt.

''Got sen'' khong con xa voi neu ban ap dung nhung phuong phap nay

3. Những lưu ý để phòng tránh gót chân nứt nẻ

- Nên vệ sinh gót chân hàng ngày, hạn chế sử dụng các loại xà phòng có chất tẩy rửa cao.Không dùng bàn chải cứng để chà chân.

- Uống tối thiểu 2l nước mỗi ngày, để biết cơ thể bạn cần bao nhiêu lít nước, hãy tính theo công thức sau: 10kg cân nặng = 0,4l nước. Ví dụ bạn nặng 60kg thì cần uống 2,4l nước/ ngày.

- Cần có chế độ ăn khoa học, nên bổ sung kẽm và omega 3 để tránh gót chân bị nứt nẻ.

- Tránh đi các đôi giày quá bó, quá chật.

- Nếu bạn đã áp dụng những cách dưỡng gót chân trên mà tình trạng vẫn không cải thiện, da bị bong từng mảng thì nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa sớm.

''Got sen'' khong con xa voi neu ban ap dung nhung phuong phap nay

Gót chân là phần ít được chăm chút trên cơ thể nhưng lại dễ tổn thương. Với những mẹo chữa gót chân nứt nẻ trên đây, hy vọng chị em sẽ có một “gót sen” mịn màng, trắng sạch.

Ý Nhi

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dich vu ke toan truong