Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • 10 kỹ năng sơ cứu để tự bảo vệ bản thân mà bạn cần bỏ túi

10 kỹ năng sơ cứu để tự bảo vệ bản thân mà bạn cần bỏ túi

8:00 AM | 27/11/2020

Một số kỹ năng sơ cứu có thể giúp bạn dễ dàng giải quyết những rắc rối gặp phải và thậm chí giúp bảo vệ bạn khỏi nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua.

1. Cách xử lý khi bị nghẹn

Điều đầu tiên bạn nên lưu ý khi bị nghẹn và ngạt thở đó chính là giữ bình tĩnh. Hãy cố ho thật mạnh. Nếu bạn vẫn bị nghẹn, hãy dùng tay đấm vào vùng giữa bụng và phía dưới xương sườn. Bạn có thể đặt một chiếc ghế trước mặt và tì vào đó, lặp lại các hành động trên cho đến khi vật khiến bạn bị nghẹn rớt ra.

10 ky nang so cuu de tu bao ve ban than ma ban can bo tui

Hãy ho thật mạnh và đấm vào vùng giữa bụng để đẩy vật khiến bạn bị nghẹn ra

Nếu cách làm trên không hiệu quả, bạn có thể nằm và chống cơ thể bằng khuỷu tay và đầu gối của bạn, sau đó duỗi thẳng cánh tay và để toàn bộ cơ thể rơi xuống nền. Dù cách này khiến bạn cảm thấy đau nhưng có thể giúp bạn nhanh chóng hết bị nghẹn.

2. Xác định thời gian dựa vào mặt trời

Nếu bạn đang cần biết tthời gian và đồng hồ lại bị hư thì bạn có thể áp dụng phương pháp giúp xác định giờ dựa vào mặt trời. Hãy tìm một nơi có tầm nhìn tốt, rộng và hướng về phía mặt trời.

10 ky nang so cuu de tu bao ve ban than ma ban can bo tui

Phương pháp đơn giản này sẽ giúp bạn ước lượng thời gian

Mở rộng hai bàn tay và chồng hai cạnh bàn tay lên nhau sao cho hướng lòng bàn tay về phía người bạn, giữ yên. Bạn hãy đếm số ngón tay từ mặt trời cho đến đường chân trời. Mỗi ngón tay tương ứng với thời gian 15 phút cho đến khi hoàng hôn. Phương pháp này không thể giúp bạn biết chính xác nhưng sẽ giúp bạn ước lượng được thời gian.

3. Nhận biết một cơn bão đang đến

Nếu bạn đang nghi ngờ một cơn dông lớn sắp tới, hãy chú ý đến những đám mây để xác định chắc chắn. Đám mây đen báo hiệu một cơn mua lớn sắp đến và trời sẽ không có gió. Còn đám mây màu nâu sẽ cho biết trời sắp mưa và có gió mạnh. Ngược lại, nếu những đám mây dần biến mất, bạn không cần lo lắng bởi trời sẽ không có mưa.

4. Cách giải quyết khi phanh xe bị hư

Nếu phanh xe bị hư, hãy cố gắng bình tĩnh và đừng hoảng sợ. Bạn nên bật đèn khẩn cấp để các phương tiện khác biết bạn đang gặp phải sự cố. Hãy đạp phanh thật mạnh và bất ngờ giúp tạo ra áp lực vào hệ thống phanh. Bạn có thể kết hợp sử dụng phanh tay nhưng hãy thật cẩn thận, rẽ phải hoặc rẽ trái để giúp giảm tốc độ của xe.

5. Nếu đang bị theo dõi

Nếu cảm thấy đang bị ai đó theo dõi, bạn hãy kiểm tra liệu có phải hay không. Hãy chú ý cách người đó nhìn và thay đổi hướng đi giống bạn. Nếu chính xác bạn đang bị bám theo, đừng đi đến những nơi vắng vẻ. Thay vào đó, bạn có thể ghé vào quán cà phê và giả vờ đang hẹn gặp ai. Tốt hơn hết, bạn có thể đi thẳng đến đồn cảnh sát.

6. Xử lý khi bị lên cơn đau tim

Nếu bạn hay bất kỳ ai xung quanh bị đau tim, hãy lập tức gọi xe cứu thương càng nhanh càng tốt. Hãy giữ bình tĩnh và tránh lo lắng trước khi chờ bác sĩ đến, yêu cầu nhân viên cứu thương cho bạn uống loại thuốc cần dùng. Trước khi uống, hãy thở thật sâu và ho. Hành động này giúp cung cấp oxy cho phổi và kích thích lồng ngực, rất hữu ích trong việc khôi phục nhịp tim cho đến lúc được chữa trị.

10 ky nang so cuu de tu bao ve ban than ma ban can bo tui

Khi bị đau tim, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, thở sâu và ho

7. Dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim

Bên cạnh đó, một dấu hiệu có thể cảnh báo một cơn đau tim mà bạn không nên bỏ qua. Một số người khi sắp bị đột quỵ thường có một vòng tròn màu xám bao quanh giác mạc. Ngoài ra, cơn đau nhức bất thường ở vùng ngực trên, ở tay trái, cổ,… cũng là triệu chứng nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý.

8. Đảm bảo an toàn khi đi bộ đường dài

Nếu bạn đang có kế hoạch leo núi, đi bộ dài ngày thì hãy chắc chắc gia đình hay những người bạn thân thiết biết được lộ trình của bạn và thời gian bạn dự định quay về. Cùng đi với những người dẫn đường cũng sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn.

9. Nơi an toàn để trốn động đất

Việc trốn ở ngưỡng cửa khi một trận đống đất xảy ra được cho biết là không an toàn. Ngược lại, hãy ở gần những vật thể to lớn như tủ, giường, bàn tuy nhiên bạn hãy đảm bảo rằng chúng sẽ không rơi vào người bạn. Nằm xuống gần những vật này với tư thế giống bào thai.

10. Cách thoát khỏi đám đông

Đề tự bảo vệ mình khi đang mắc kẹt giữa một đám đông, đừng cố gắng chen ngang để thoát ra ngoài. Tất cả những gì bạn nên làm chính là di chuyển cẩn thận cùng với mọi người và dần dần đi chéo về một bên. Di chuyển thật chậm và chính xác để tránh bị xô ngã.

Thúy Hạ

Theo chuyên đề Sức khỏe gia đình

Đầu trang
ke toan kiem toan