Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • Bệnh tay - chân - miệng và nỗi ám ảnh của những bà mẹ

Bệnh tay - chân - miệng và nỗi ám ảnh của những bà mẹ

3:00 PM | 04/11/2019

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh này thường có tốc độ lây lan khá nhanh, dễ thành dịch và được cho là rất nguy hiểm.

Một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh.

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virus vẫn tồn tại trong phân). Bệnh tay chân miệng không lây truyền từ người tới vật nuôi/động vật và ngược lại.

Cách nhận biết

Tay - chân - miệng là một căn bệnh có biểu hiện rất dễ nhận biết, có thể nhận dạng qua một số dấu hiệu như sau: sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng; tổn thương ở da như rát đỏ; mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối,...

Một số trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc... Khi phát hiện ra những triệu chứng giống như trên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có thể chữa trị kịp thời.

Benh tay - chan - mieng va noi am anh cua nhung ba me
Bệnh tay - chân - miệng nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ đấn đến những biến chứng khó lường

Phía trên là một số phát hiện sơ bộ khi trẻ mới vừa nhiễm bệnh, ngoài ra còn một số dấu hiệu nặng hơn mà các bà mẹ đặc biết chú ý như quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ (cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc). Biểu hiện trên đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Sốt cao không hạ - trên 38,5 độ C và kéo dài hơn 48 giờ, hơn thế nữa trẻ còn có thể không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol, các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh.

Ngoài ra, giật mình cũng là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Benh tay - chan - mieng va noi am anh cua nhung ba me
Sốt cao cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh tay - chân - miệng

Chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng

Việc chăm sóc bệnh tay chân miệng đúng cách sẽ giúp cho trẻ tránh được các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Với những bé bị bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ, tức là chỉ có mụn nước và loét miệng thì các bậc phụ huynh có thể tự chăm sóc và theo dõi điều trị tại nhà.

Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau nếu không may trẻ nhà mình mắc phải căn bệnh này:

- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay.

- Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol. Các loại thuốc còn lại nếu dùng phải do bác sĩ kê đơn. Bổ sung đủ lượng nước cho bé nếu bé sốt cao và bị mất nước.

Benh tay - chan - mieng va noi am anh cua nhung ba me
Nếu bệnh nhẹ, các bậc phụ huynh cũng có thể chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà

- Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn.

- Ở các vết thương hở ngoài da do phỏng nước để lại, nên sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

- Cho trẻ súc miệng bằng dung dịch nước muối loãng nếu trẻ làm được.

Những điều nên làm nhằm đẩy lùi bệnh tay - chân - miệng

Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có vắc-xin để phòng ngừa căn bệnh này. Do bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch của các nốt bọng nước của người bệnh nên cách phòng bệnh TCM tốt nhất là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.

Một số biện pháp để ngăn ngừa căn bệnh này mà quý phụ huynh cũng có thể áp dụng cho con trẻ nhà mình như:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ lẫn người lớn, đặc biệt là trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ, trước khi ăn và sau khi ăn, trước khi ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh.

Benh tay - chan - mieng va noi am anh cua nhung ba me
Rửa tay là một trong những giải pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh tay - chân - miệng

- Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm như ăn chín, uống chín, các vật dụng nấu nướng, dùng đề ăn phải đảm bảo sạch sẽ trước khi sử dụng. Các mẹ hãy đảm bảo là nguồn nước sử dụng hằng ngày là nước sạch.

- Đặc biệt hơn, phụ huynh không được mớm cho trẻ ăn, cũng như không cho trẻ bốc đồ ăn bằng tay hoặc mút tay, cho trẻ dùng riêng khăn ăn, khăn tay, cũng như một số vật dụng như chén, đĩa, muỗng,....

- Thường xuyên làm vệ sinh những bề mặt mà bé thường hay tiếp xúc như dụng cụ học tập, đồ chơi, các tay vị cầu thang,... bằng xà phòng hay một số nước lau sàn.

Benh tay - chan - mieng va noi am anh cua nhung ba me
Vệ sinh nhà ở, khu vực vui chơi thường xuyên cũng tương đối quan trọng trong quá trình phòng ngừa virus lây bệnh này

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Bất luận thế nào cũng không được chủ quan, khi thấy con có những dấu hiệu kể trên, hãy đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng chăm sóc kịp thời, tránh xảy ra những hệ lụy về sau.

Phong Vũ

Theo tạp chí Sống khỏe

Đầu trang
dich vu ke toan