Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

Đồ chống dính có thể… dính độc

5:35 PM | 04/01/2018

Nồi, xoong, chảo… không dính đã tạo cuộc cách mạng trong nhà bếp. Nhưng khi Việt Nam đang hồ hởi dùng thì ở một số nước, chúng đang là nghi can gây ung thư và tim mạch!

Để thuận tiện cho việc nội trợ và để đồ dùng sạch sẽ, chị Lan (239 ngõ 211 Khương Trung, Hà Nội) đã khuân tất cả các mặt hàng chống dính: nồi cơm điện, chảo đá, nồi kho, khay đựng thức ăn thay cho đồ dùng cũ. Chị nói “Không quá tốn kém mà tiện dụng, sạch sẽ”. Nhưng nồi cơm điện của chị dùng được vài tháng thì bong tróc, dính cả vào cơm, những chiếc chảo cũng không còn trơn láng.

Một người bạn mách chị Lan đi tráng lại lớp chống dính chỉ mất 20-30.000đ. Chồng chị vốn là cử nhân ngành hóa nên anh nằng nặc cho rằng thứ vật liệu tráng dính kia kém vệ sinh, không an toàn, anh còn quy kết vì chị nấu ăn bằng đồ chống dính nên những chú chim cảnh của anh mới lần lượt chết. Anh còn down về cho chị một loạt thông tin từ các trang web nước ngoài quy kết rằng những đồ chống dính có thể gây ung thư, giết chết chim cảnh để làm bằng chứng…

Những sản phẩm chống dính đã bị bong tróc thì chứng tỏ đã “hết date”, vì vậy không nên dùng nữa.

Những sản phẩm chống dính đã bị bong tróc thì chứng tỏ đã “hết date”, vì vậy không nên dùng nữa.

Công nghệ chống dính là gì?

Theo GS. TS Nguyễn Văn Khôi (Viện Hóa học Việt Nam), thông thường các lớp chống dính ở vật dụng nấu ăn được làm từ vật liệt Teflon. Thực chất Teflon là tên thương hiệu của một loại polymer được khám phá từ thập niên 1930. Từ thập niên 1950, chúng được ca ngợi ở Âu Mỹ vì trở thành nguyên liệu mới trong ngành sản xuất hàng gia dụng.

Khoảng 10 năm gần đây thì loại vật liệu này đã đưa hàng gia dụng chống dính ở Việt Nam lên “đỉnh cao”. Bất cứ nhà bếp của một bà nội trợ nào từ sành điệu thời thượng đến nông thôn quê kiểng đều chọn những sản phẩm không dính này cho công cuộc nấu ăn của mình. Chúng không còn là mơ ước xa xỉ gì mà bây giờ chỉ cần 70.000-80.000đ thì bạn đã có một chiếc chảo chống dính, những chiếc nồi cơm điện giá 300.000đ cũng đã có chống dính.

Teflon có tên hóa chất là polytetralfouroethylene (PTFE). Đặc tính của loại vật liệu này là chịu nhiệt và không kết dính, kém cọ sát với kim loại. Chúng bắt đầu chảy và phân hủy ở khoảng nhiệt độ 327-340 độ C. Để kết nối giữa lớp màng Teflon với đáy và thành vật dụng, các nhà sản xuất cần làm gồ gề bề mặt kim loại rồi liên liên kết chúng với nhau bằng vật liệu trung gian. Vật trung gian này là chất kết dính, có thể làm từ một số kim loại như crom, sắt, đồng chì, coban… Khi vật chống dính màu trộn lẫn với Teflon có thể tạo ra lớp màng hình hoa văn như đá mài để tạo ra chảo đá, nồi đá.

Teflon gây bệnh nguy hiểm!?

Báo chí quốc tế đã từng lan truyền nhiều thông tin bất lợi về Teflon. Năm 2004, một số người dân Mỹ ở Ohio, West Virginia quanh khu vực sản xuất Teflon đã đi kiện hãng sản xuất DuPont vì cho rằng mầm mống ung thư đang gia tăng ở địa phương có liên quan đến hóa chất PFOA (hóa chất để chiều chế Teflon). Vụ kiện tụng này khiến hãng sản xuất phải tiêu tốn 300 triệu USD dàn xếp. Tuy nhiên đến nay thì chưa cơ quan nào chính thức công bố rằng PFOA có nguy cơ gây ung thư cho người!

Còn Trung tâm sức khỏe của chim (Schubot Exotic Bird Health Center), ĐH Texas thì quy kết Teflon là kẻ sát nhân đã giết chết các loài chim. Teflon khi bị đun nóng có thể thoát ra các khí độc hại. Trong khi đó hệ hô hấp của chim tương đối nhạy cảm nên chúng dễ ngộ độc và chết. Chính vì sự liên đới trên nên nhiều người tiêu dùng đã quay lưng với vật liệu chống dính.

Người tiêu dùng cần làm gì?

GS. TS Nguyễn Văn Khôi cho rằng bản thân polymer không độc hại ở điều kiện thường, nếu lớp màng chống dính bị ăn vào thì chúng sẽ bị đào thải qua đường tiêu hóa. Teflon sẽ phân hủy ở nhiệt độ cao trên 300 độ C để thải ra các chất như perflurooctanoic acid (PFOA), perfluoisobutylene, carbonylclorid…

Các chất trên ở nồng độ cao có nguy cơ gây khó thở tức ngực, ngộ độc và nghi ngờ gây ung thư. Trong khi đó bình thường nhiệt độ nấu ăn chỉ khoảng 200 độ C. Do đó khi dùng các loại sản phẩm đã được kiểm tra đúng quy trình tiêu chuẩn sản xuất thì không đáng ngại. Còn những sản phẩm đã bị bong tróc thì chứng tỏ đã “hết date” nên đừng dùng nữa.

Bạn nên biết!

Theo GS. TS Nguyễn Văn Khôi bạn nên lưu ý những điều sau khi dùng sản phẩm chống dính:

- Chỉ chọn các sản phẩm của các công ty uy tín có công bố chất lượng, có chứng nhận tiêu chuẩn.

- Không để cháy nóng nồi niêu chảo.


- Không hầm thức ăn quá lâu trong dụng cụ có chất chống dính.

- Khi bề mặt chất chống dính bị bong tróc hỏng thì không nên dùng.

- Khi nấu bằng vật dụng chống dính nên để thoáng khí phòng bếp để thoát ra các khí.

N.D

Đầu trang
báo cáo tài chính