Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • Mách chị em cách diệt sạch vi khuẩn trong bếp, không còn lo vi khuẩn gây bệnh

Mách chị em cách diệt sạch vi khuẩn trong bếp, không còn lo vi khuẩn gây bệnh

8:00 AM | 23/03/2020

Nhà bếp là nơi chế biến bữa ăn hàng ngày cho cả gia đình và cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn không biết cách diệt sạch vi khuẩn trong bếp, sẽ làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe cho cả gia đình.

Rửa tay sạch bằng xà phòng

Vào bếp, có khi vừa thái thịt sống vừa nêm nếm nồi canh là chuyện “thường tình như ở huyện” mà bất cứ bà nội trợ nào cũng luôn chân luôn tay kết hợp làm. Chuyện tưởng chừng hết sức bình thường đó lại ẩn chứ nguy hiểm vô cùng. Loại vi khuẩn hoạt động mạnh trong đường ruột của người E.coli có thể nhiễm chéo từ thực phẩm sống sang thực phẩm khác. Bàn tay của bạn là một trong những nguyên nhân lớn nhất, vì vậy hãy luôn rửa tay thật kỹ với xà phòng trước và sau xử lý thực phẩm.

Do đó, bạn luôn phải nhớ rửa tay và dụng cụ nhà bếp thật sạch với xà phòng trước và sau khi xử lý thực phẩm.

Mach chi em cach diet sach vi khuan trong bep, khong con lo vi khuan gay benh

Giặt sạch khăn lau chén và giữ miếng rửa chén luôn sạch sẽ

Bí quyết để diệt sạch vi khuẩn trong bếp đó chính là phải luôn giữ cho khăn lau chén và miếng rửa chén được sạch sẽ. Hãy ngâm chúng vào dung dịch thuốc tẩy pha loãng (khoảng � tách thuốc tẩy pha với 4 lít nước) giặt chúng đều đặn 3 lần mỗi tuần. Sau khi giặt xong thì đem ra ngoài nắng phơi khô.

Nếu có thức ăn bị đổ ra ngoài bếp thì hãy dùng khăn giấy lau sạch và vứt bỏ nó.

Sử dụng nhiều khăn bếp khác nhau

Nếu miếng bọt biển là nguồn chứa ổ vi khuẩn xếp thứ nhất thì chiếc khăn bếp xếp thứ 2. 89% khăn nhà bếp chứa vi khuẩn, trong đó 41% bị nhiễm vi khuẩn E.coli và Salmonella. Vi khuẩn Salmonella thường phát triển trong nhà bếp, chúng cư trú trong thực phẩm bị ôi thiu.

Vì thế, nên ử dụng khăn bếp khác nhau cho các bề mặt và thay khăn bếp thường xuyên để loại bỏ ổ vi khuẩn triệt để nhất.

Khử trùng đũa

Đũa là dụng cụ được sử dụng thường xuyên hàng ngày và cũng bị nhiễm vi khuẩn nhất, đặc biệt là đũa gỗ. Đũa có thể được khử trùng bằng cách luộc sôi hoặc đem phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Mach chi em cach diet sach vi khuan trong bep, khong con lo vi khuan gay benh

Vệ sinh thớt đúng cách

Sau mỗi lần sử dụng, thớt phải được rửa thật kỹ với nước xà phòng ấm, rửa lại bằng nước sạch và để nơi thoáng khí cho khô hoặc lau khô bằng khăn giấy.

Để an toàn, bạn có thể dùng dung dịch diệt khuẩn để lau thớt sau khi đã rửa sạch chúng. Hòa 1 muỗng canh thuốc tẩy clo dạng lỏng với khoảng 1/2 lít nước, đổ dung dịch này lên bề mặt thớt rồi dựng đứng chúng trong vài phút. Sau đó, rửa sạch và làm khô thớt (bằng khăn giấy hoặc để nơi thoáng mát).

Thời điểm phải thay thớt mới là lúc chiếc thớt cũ đã mòn hoặc có quá nhiều rãnh nứt khiến bạn rất khó lau chùi, vệ sinh chúng.

Sử dụng thớt riêng biệt

Vi khuẩn có thể trú ngụ trong các khe nứt của thớt, vì vậy hãy đảm bảo thớt phải được làm bằng gỗ cứng, nhựa cứng để hạn chế có vết nứt càng ít càng tốt. Tốt nhất sử dụng thớt riêng biệt giữ thực phẩm sống và thực phẩm chín. Điều này ngăn ngừa sự lây lan của mầm vi khuẩn. Sử dụng dung dịch rửa chén an toàn để cọ rửa sạch thớt sau khi sử dụng và treo lên cho ráo nước.

Làm sạch bồn rửa

Bồn rửa là nơi tiếp xúc nhiều với bát đĩa, dao kéo và cả đồ ăn, là nơi bẩn nhất trong toàn bộ ngôi nhà của bạn, và nó được tích tụ hàng tỉ các vi khuẩn và vi trùng nguy hiểm, đặc biệt là E. coli và salmonella, nên việc khử trùng kĩ lưỡng khu vực này cũng rất quan trọng. Bên cạnh việc lau rửa và khử trùng trên bề mặt, bạn nên lưu ý cả việc làm khô bồn rửa với khăn sạch sau khi sử dụng – bởi điều kiện ẩm ướt sẽ thúc đẩy vi khuẩn phát triển.

Mach chi em cach diet sach vi khuan trong bep, khong con lo vi khuan gay benh

Thường xuyên lau chùi sạch các bề mặt và dụng cụ trong bếp

Sau khi chế biến và nấu nướng xong thì bạn đừng quên nhiệm vụ làm sạch bếp cũng như những dụng cụ trong bếp bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, đặc biệt là sau khi chế biến: trứng, thịt sống, hải sản… Lưu ý không được thực hiện cùng lúc trong khi nấu nướng.

Làm sạch vết dầu mỡ bám trên tường bếp

Khi nấu ăn, dầu mỡ, khói dầu bắn/bám lên tường bếp rất bẩn, khó lau sạch bằng khăn và nước thông thường. Do đó, chị em hãy sử dụng chất tẩy rửa, giấm trắng, baking soda theo tỉ lệ 1:1:1, khuấy đều rồi đun hỗn hợp nóng đến 60 độ C thì tắt bếp. Ngâm giẻ lau vào trong hỗn hợp này 20 phút rồi cọ tường bếp.

Vệ sinh tủ lạnh

Đối với tủ lạnh, cần lau chùi ngay những chỗ thức ăn bị tràn, đổ. Bạn có thể dùng nước xà phòng ấm để làm sạch phần bên ngoài tủ rồi rửa sạch lại bằng nước.

Mỗi tuần một lần, phải kiểm tra và vứt bỏ những thứ không còn sử dụng được nữa.

Mach chi em cach diet sach vi khuan trong bep, khong con lo vi khuan gay benh

Chú ý đến vật nuôi

Vật nuôi có thể trở thành vật trung gian lây truyền một số căn bệnh nguy hiểm. Không nên cho chúng chạy nhảy, chơi đùa trong bếp, giữ chúng tránh xa quầy bếp và thức ăn

Vệ sinh thùng rác định kì

Thùng rác không chỉ là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, nó còn bắt đầu bốc mùi nếu bị để bẩn trong thời gian dài. Một vài tuần là bạn nên vệ sinh thùng rác, khử trùng và dùng chất khử mùi để loại bỏ các mùi hôi khó chịu.

Quỳnh Hoa

Theo Người đưa tin

Đầu trang
ke toan viet nam