Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • Tại sao khám sàng lọc thính lực là bắt buộc đối với trẻ sơ sinh?

Tại sao khám sàng lọc thính lực là bắt buộc đối với trẻ sơ sinh?

12:00 AM | 24/08/2021

Một số nhà nghiên cứu, bác sĩ và nhà trị liệu ngôn ngữ đang đề xuất mạnh mẽ việc sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh để phát hiện sớm tình trạng khiếm thính.

Suy giảm thính lực bẩm sinh (mất thính lực có từ khi mới sinh) ảnh hưởng đến khoảng 1 đến 3 trường hợp trong số 1.000 trẻ sơ sinh. Ngay cả khi khiếm thính nhẹ hoặc một phần cũng ảnh hưởng đến sự phát triển lời nói, ngôn ngữ và xã hội của trẻ.

Tại sao việc sàng lọc thính lực đối với trẻ sơ sinh lại quan trọng?

Mất thính lực là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng quan trọng. Thính giác là chìa khóa để trẻ em học tập, biểu diễn và tham gia vào các hoạt động xã hội. Kiểm tra thính lực là một đánh giá quan trọng có thể xác định tình trạng mất thính lực ở trẻ em và ngăn ngừa các vấn đề về giao tiếp, học tập cũng như phát triển lời nói và ngôn ngữ.

Tai sao kham sang loc thinh luc la bat buoc doi voi tre so sinh?

Kiểm tra thính lực là một đánh giá quan trọng có thể xác định tình trạng mất thính lực ở trẻ em.

Ngày nay, công nghệ cho phép các chuyên gia kiểm tra thính lực ở trẻ sơ sinh 48 giờ, tức là 2 ngày tuổi. Kiểm tra thính lực trẻ sơ sinh là an toàn, đơn giản và không đau, chỉ mất vài phút và có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho tương lai của một đứa trẻ bị khiếm thính.

Việc xác định và can thiệp sớm là nhu cầu hàng đầu. Một vấn đề về thính giác không được xác định sẽ dẫn đến khó khăn trong giao tiếp gia đình cũng như các vấn đề xã hội và học tập.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính sớm mà cha mẹ cần lưu ý

Con bạn có thể có vấn đề về thính giác nếu trẻ:

- Không quay đầu lại nguồn phát ra âm thanh (ngay cả sau 6 tháng tuổi)

- Không phản hồi khi gọi tên

- Nhận thấy âm thanh trầm khó nghe

Tai sao kham sang loc thinh luc la bat buoc doi voi tre so sinh?

Càng phát hiện sớm tình trạng khiếm thính và trẻ em bị mất thính lực bắt đầu được điều trị, chúng càng có nhiều khả năng phát huy hết tiềm năng của mình.

- Không cho thấy phản ứng giật mình đối với âm thanh lớn (ví dụ: khóc khi nghe tiếng nổ)

- Tai có cảm giác bị chặn và trẻ chậm nói

Các chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh nên được kiểm tra thính lực không muộn hơn 1 tháng tuổi. Những em bé không vượt qua cuộc kiểm tra thính lực cần được kiểm tra thính lực đầy đủ càng sớm càng tốt và không muộn hơn 3 tháng tuổi.

Cha mẹ có thể làm gì để ngăn ngừa suy giảm thính lực ở trẻ em?

Mất thính lực ở trẻ em có thể xảy ra trước khi sinh hoặc bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp để ngăn ngừa suy giảm thính lực ở trẻ:

- Đảm bảo rằng mọi trẻ sinh ra đều được kiểm tra thính lực giống như mọi lần kiểm tra sức khỏe khác, đặc biệt là trẻ sinh ra có các yếu tố nguy cơ cao (vàng da khi sinh, nhẹ cân, chậm khóc, v.v.).

- Nếu bạn sống ở một nơi ồn ào, hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào để giảm thiểu âm thanh độc hại bên ngoài.

- Đảm bảo rằng trẻ được chủng ngừa tất cả các loại vaccine thông thường cho thời thơ ấu.

- Giữ vệ sinh tai tốt.

- Tránh tát hoặc thổi vào tai vì nó có thể gây ra vấn đề về thính giác mà không thể phục hồi được.

- Để ý trẻ nhỏ nghịch những đồ vật nhỏ xíu như hạt, hột, ... Nếu chúng cho vào tai, màng nhĩ có thể bị thủng hoặc ống tai có thể bị tổn thương.

Càng phát hiện sớm tình trạng khiếm thính và trẻ em bị mất thính lực bắt đầu được điều trị, chúng càng có nhiều khả năng phát huy hết tiềm năng của mình. Do đó, điều quan trọng là phải thực hiện việc kiểm tra thính lực cho trẻ ngay từ đầu.

Đầu trang
dich vu ke toan