Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • Tránh nguy cơ bị điếc hoặc tổn thương não khi nước vào tai bằng 5 cách xử lý sau đây

Tránh nguy cơ bị điếc hoặc tổn thương não khi nước vào tai bằng 5 cách xử lý sau đây

12:00 AM | 19/07/2022

Mùa hè nóng bức khiến ta muốn tắm gội hoặc đi bơi nhiều hơn để giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận có thể khiến nước vào trong tai, và nó sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai, điếc hoặc tổn thương não khi không được xử lý kịp thời.

Các chuyên gia tai - mũi - họng cho biết, tai của chúng ta gồm có 3 phần là: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Thông thường nếu nước vào tai sẽ đi từ ống thính giác bên ngoài đi vào, tuy nhiên, do ống thính giác ngoài là một ống dài và hẹp có đầu bịt kín, ống tai có hình chữ S hơi uốn cong nên nước trong tai đi vào thì dễ nhưng để chảy lại ra ngoài thì khá khó.

Bên cạnh đó, vì việc nước vào tai xảy ra khá thường xuyên khi chúng ta tắm gội nên đa số thường rất chủ quan và cho rằng nó không hề nghiêm trọng. Sẽ có một số người dùng khăn để thấm nước qua loa hoặc dùng tăm bông để ráy tai, nhưng hầu hết mọi người thường chờ cho nước tự bốc hơi chứ không chủ động đẩy nước ra ngoài.

Những nguy hiểm không thể coi thường khi bị nước vào tai

Thực tế, tình trạng nước vào tai có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Bao gồm:

1. Điếc tạm thời

Nước vào tai mà không được xử lý nhanh cũng có thể khiến bạn bị mất thính lực đột ngột trong một khoảng thời gian. Điều này xảy ra khi trong tai có nhiều ráy tai, khi đi bơi hoặc tắm gội thì những phần ráy tai này sẽ nở ra làm bít kín ống tai ngoài và ngăn cản âm thanh truyền đến màng nhĩ, khiến chúng ta không còn nghe được gì.

Lúc này, bạn phải đến các bệnh viện tai - mũi - họng để được các bác sĩ thực hiện thao tác lấy ráy và làm sạch tai. Khi đó bạn mới có thể nghe lại được bình thường.

2. Viêm ống tai ngoài

Biến chứng này chỉ tình trạng viêm, phản ứng kích thích, nhiễm trùng ở ống tai ngoài, xảy ra phần lớn là do vị trí của ống tai là nơi dễ tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài nhất, từ đó dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và gây ra nhiễm trùng.

Hầu hết vi khuẩn thường có nhiều trong khu vực có nguồn nước không đảm bảo an toàn, sạch sẽ, tích tụ nhiều tác nhân gây hại có thể tấn công đến ống tai, đặc biệt là khi bên trong ống tai đang bị xước, gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều trường hợp nước vào tai đã dùng tăm bông ráy tai không đúng cách, dẫn đến trầy xước và vi khuẩn sẽ từ trong ráy tai xâm nhập vào gây ra bệnh viêm ống tai ngoài.

Triệu chứng ban đầu thường là ngứa tai, sau một thời gian sẽ bắt đầu có cảm giác đau tai. Tìng trạng đau sẽ tăng lên khi nhai hoặc ngáp, có thể xuất hiện sốt, đôi khi sốt cao, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng rất đau (Ảnh: Internet)
Triệu chứng ban đầu thường là ngứa tai, sau một thời gian sẽ bắt đầu có cảm giác đau tai. Tìng trạng đau sẽ tăng lên khi nhai hoặc ngáp, có thể xuất hiện sốt, đôi khi sốt cao, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng rất đau (Ảnh: Internet)

3. Viêm tai giữa

Bạn cũng có thể đối mặt với tình trạng viêm tai giữa nếu để tình trạng nước vào tai xảy ra trong thời gian dài mà không có bất kỳ biện pháp xử lý nào.

Bên cạnh đó, với những ai có thói quen hoạt động mạnh dưới nước như nhảy cầu bơi, nhảy mạnh xuống hồ bơi, lặn sâu hoặc dùng voi sen có lực quá mạnh khi tắm thường sẽ gặp tình trạng này nhiều nhất (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, với những ai có thói quen hoạt động mạnh dưới nước như nhảy cầu bơi, nhảy mạnh xuống hồ bơi, lặn sâu hoặc dùng voi sen có lực quá mạnh khi tắm thường sẽ gặp tình trạng này nhiều nhất (Ảnh: Internet)

Đó là vì áp lực nước quá cao và đột ngột sẽ làm cho đường nối thông từ tai giữa sang mũi họng bị xẹp lại và dịch ứ đọng trong tai gây bội nhiễm - do các vi khuẩn sinh sống trong đó mất đi điều kiện sống bình thường sẽ gây bệnh.

Biểu hiện là cảm giác đau nhói, căng tức bên tai bị bệnh, nghe kém, ù tai kéo dài kể cả khi nghiêng tai cho nước chảy hết ra ngoài. Trong trường hợp nghiêm trọng, không xử lý kịp thời có thể gây giảm thính, lực, điếc hoặc 1 vài biến chứng nguy hiểm.

4. Biến chứng lên não do viêm tai xương chủm

Từ tình trạng viêm tai giữa không được kiểm soát tốt dẫn đến viêm tai giữa mạn tính, hoặc trong quá trình điều trị nhưng bạn vẫn không cẩn thận để nước vào tai có thể khiến bệnh chuyển phát thành viêm tai xương chủm.

Khi này, để ngăn ngừa nguy cơ liệt dây thần kinh mặt hoặc tệ hơn là các biến chứng lên não rất nguy hiểm đó là viêm màng não, áp xe não có tỉ lệ tử vong cao, các bác sĩ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật khoét rỗng đá chủm. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị này, bệnh nhân phải chấp nhận hy sinh toàn bộ chức năng nghe.

Những dấu hiệu báo động bệnh nhân bị biến chứng lên não là sốt cao, lạnh run giống như người bị sốt rét, nôn ói, nhức đầu ở bên tai bị bệnh hoặc lan ra cả đầu, mủ tai chảy ra màu xanh, hôi như mùi trứng thối, thính lực bị suy giảm trầm trọng. Khi các triệu chứng này xuất hiện, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để được mổ cấp cứu ngay.

5 cách đơn giản giúp quyết nhanh tình trạng nước vào tai

Cảnh báo đầu tiên của các bác sĩ khi bị nước vào tai là không vội vã dùng tăm bông hay vật sắc nhọn ngoáy sâu trong lỗ tai vì có thể khiến nước bị đẩy ngược vào sâu trong ống tai và làm nở các ráy tai gây bít tắc, viêm nhiễm. Ngoài ra, nó còn có thể làm xây xát thành ống tai hoặc thủng màng nhĩ. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng 1 trong 5 cách sau đây để giải quyết tình trạng này:

Cách 1 - Kéo dái tai: Bạn có thể kéo hoặc giật dái tai trong khi nghiêng nhẹ đầu về phía tai đang bị nghẽn nước. Cách làm này sẽ làm ống tai thẳng ra để nước chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Cách 2 - Nằm nghiêng và úp tai xuống: Trọng lực có thể làm khô tai một cách tự nhiên. Bạn chỉ cần nằm nghiêng, úp thẳng một bên tai xuống để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu được, hãy kê một chiếc khăn bông mềm dưới tai để lau khô chỗ nước chảy.

Cách 3 - Sử dụng thuốc nhỏ tai oxy già (Hydrogen peroxide): Oxy già có tác dụng làm sạch ráy tai, vi khuẩn và nước ứ đọng trong tai. Vì thế, hãy pha loãng dung dịch này cùng với nước, sau đó nhỏ vào tai từ 3 - 4 giọt dung dịch. Khoảng 2 - 3 phút sau, nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng để chất lỏng thoát ra.

Cách 4 - Nhai kẹo cao su: Thông thường nước sẽ kẹt ở ống tai, vì vậy hoạt động ở miệng có thể đẩy nước ra khỏi cơ quan này. Áp dụng nhai kẹo cao su liên tục trong vài phút và nghiêng đầu để nước từ bên trong tai thoát ra.

Cách 5 - Sử dụng máy sấy để sấy khô tai: Có thể dùng máy sấy tóc ở chế độ nhiệt và gió nhẹ nhất với khoảng cách phù hợp rồi hướng về phía tai để hong cho mau khô. Hãy nhớ giữ máy cách tai ít nhất 30cm để tránh làm nóng tai quá mức.

 
Tuy nhiên cách này khá phức tạp và dễ gây bỏng nếu không được áp dụng đúng cách, vì vậy cần hết sức lưu ý khi thực hiện. Bạn chỉ nên áp dụng cách này khi những các biện pháp bên trên không có tác dụng (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên cách này khá phức tạp và dễ gây bỏng nếu không được áp dụng đúng cách, vì vậy cần hết sức lưu ý khi thực hiện. Bạn chỉ nên áp dụng cách này khi những các biện pháp bên trên không có tác dụng (Ảnh: Internet)

Chủ quan với tình trạng nước vào tai và không chủ động xử lý có thể khiến tai gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, mỗi khi mắc phải hiện tượng này, hãy áp dụng ngay 5 cách giúp như trên để kịp thời đẩy nước ra khỏi tai, nhằm bảo vệ sức khoẻ tai của mình nhé.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Đầu trang
bao cao ke toan