Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • 14 dấu hiệu ở chân cảnh báo các bệnh nguy hiểm, đi khám ngay kẻo hối không kịp

14 dấu hiệu ở chân cảnh báo các bệnh nguy hiểm, đi khám ngay kẻo hối không kịp

12:00 AM | 15/12/2019

Khi đôi chân xuất hiện 14 dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi khám ngay vì những dấu hiệu đấy chính là lời cảnh báo của cơ thể về các căn bệnh nguy hiểm.

Bàn chân lạnh thường xuyên

Nếu bạn là người bị lạnh thường xuyên thì nên đi khám để xác định nguyên nhân, bởi vì có rất nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khiến bàn chân bị lạnh, như: tuyến giáp hoạt động kém, bệnh tiểu đường hoặc thiếu máu làm máu lưu thông kém…

14 dau hieu o chan canh bao cac benh nguy hiem, di kham ngay keo hoi khong kip

Chân sưng

Sưng ở chân và vùng chân dưới của bạn có thể thường xuyên xuất hiện nếu bạn phải đứng trong thời gian dài nên khiến nhiều người khá chủ quan với triệu chứng này. Tuy nhiên, sưng chân cũng là một triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh nguy hiểm khác trong cơ thể như:

- Bệnh tim: Nhiều triệu chứng xuất hiện ở người bệnh tim có thể làm cho chất lỏng hoặc dịch trong cơ thể bị kẹt ở chân và vùng chân dưới.

- Vấn đề với tĩnh mạch: Tĩnh mạch khi gặp vấn đề bất thường có thể dẫn đến không thể bơm máu theo cách phù hợp với quy luật thông thường, dẫn đến máu sẽ bị dồn vào chân, làm cho chân có cảm giác bị sưng lên.

- Các vấn đề với hệ thống bạch huyết: Các hạch bạch huyết và các mạch máu trong cơ thể giúp mang chất lỏng đi khắp cơ thể. Khi có sự tắc nghẽn trong hệ bạch huyết, nó gây ra sưng ở chân và cánh tay.

- Vấn đề về gan: Hiện tượng sưng chân xuất hiện có thể là do gan không có khả năng tạo ra đủ protein trong máu.

14 dau hieu o chan canh bao cac benh nguy hiem, di kham ngay keo hoi khong kip

Da chân khô

Da chân khô ráp không chỉ là do da bị nhiễm nấm hoặc là bởi mẫn cảm, mà còn có thể là do hệ thống tuần hoàn máu gặp phải trở ngại khiến cho da chân không nhận đủ lượng máu cần thiết.

Chân biến dạng bất thường

Hình dạng bàn chân thay đổi là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường vì, tổn thương thần kinh do tiểu đường có thể dẫn đến biến dạng bàn chân. Như biến chứng Charcot khiến bàn chân sưng và đỏ. Dần dần xương bàn chân và xương ngón chân có thể bị lệch vị trí, thậm chí gãy, làm cho bàn chân có hình dạng lạ.

Vết thương lâu lành

Những vết lở loét ở chân chính là dấu hiệu cảnh trước của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân xuất hiện những vết loét là do lượng đường ỏ trong máu tăng cao khiến cho thần kinh bị tổn thương, các tuyến mồ hôi và chức năng làm lành vết thương bị suy giảm, nghiêm trọng hơn có thể gây ra những bệnh truyền nhiễm và cắt bỏ đi một phần của bộ phận trên cơ thể.

14 dau hieu o chan canh bao cac benh nguy hiem, di kham ngay keo hoi khong kip

Da chân có màu xanh hoặc tím

Theo các nhà nghiên cứu, có một tình trạng gọi là hội chứng ngón chân xanh, xảy ra khi các mạch máu bị chặn. Do đó, nếu chân xuất hiện các vết thâm màu xanh hoặc tím thì nên kiểm tra tình trạng mạch máu của bạn.

Ngoài ra, động mạch ngoại biên, Raynaud, tiểu đường cũng có thể khiến màu sắc của bàn chân chuyển sang xanh hoặc tím do không đủ lượng oxy tại chân.

Chân đỏ hoặc nổi mẩn đỏ

Nguyên nhân khiến bàn chân đỏ hoặc nổi mẩn đỏ là do phát ban khi bị dị ứng. Đôi khi chân nổi mẩn đỏ bởi chứng rối loạn tự miễn, còn gọi là bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Lupus là tình trạng tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mạch máu và bộ phận khác của cơ thể. Người mắc bệnh này rất dễ bị mẩn đỏ tại bàn chân.

14 dau hieu o chan canh bao cac benh nguy hiem, di kham ngay keo hoi khong kip

Xuất hiện những cục u ở ngón chân

Các khối u gây đau có thể phát triển đột ngột và kéo dài hoặc một vài giờ đến vài ngày, bạn có thể đang bị nhiễm trùng tim do vi khuẩn. Thông thường thì tình trạng này có thể sử dụng thuốc kháng sinh và không cần phẫu thuật.

Chuột rút liên tục

Chuột rút do cơ thể mất nước hoặc không đủ các khoáng chất như kali, magie, canxi trong khẩu phần ăn. Tình trạng này có thể điều trị dễ dàng bằng cách bổ sung khoáng chất hay thay đổi chế độ ăn. Tuy nhiên sau điều trị, chân vẫn bị chuột rút thì có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh.

Gót chân đau nhức

Gót chân bị đau nhức có thể là dấu hiệu trước của bệnh viêm cân gan chân. Khi bước xuống giường, từ trên ghế đứng dậy hoặc là khi đi bộ, các gót chân xuất hiện nhiều triệu chứng đau nhức.

14 dau hieu o chan canh bao cac benh nguy hiem, di kham ngay keo hoi khong kip

Chân có mùi hôi

Hôi chân có thể là một dạng nhiễm trùng do một loại nấm gây ra. Cách tốt nhất để chữa bệnh này là lau khô ngón chân và các kẽ chân sau khi tắm, để chân trần để khô hoàn toàn. Dùng tất (vớ) làm từ vải sợi tự nhiên và thay tất mỗi ngày cũng giúp khắc phục tình trạng này.

Một nguyên nhân khác gây mùi hôi chân có thể do cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần đến bác sĩ để khám.

Xuất hiện nốt ruồi đen

Nốt ruồi đen có thể xuất hiện mọi bộ phận ở trên cơ thể, bao gồm cả ngón chân. Khi kiểm tra làn da, bạn không nên bỏ sót đôi chân, bởi khi xuất hiện những nốt ruồi đen không rõ nguyên nhân, thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.

Tê chân

Hiện tượng tê chân và bệnh thần kinh có liên quan tới nhau. Nếu thường xuyên cảm thấy chân tê thì nguyên nhân có thể là bởi thần kinh ở chân, mắt cá chân hoặc lưng bị teo lại.

14 dau hieu o chan canh bao cac benh nguy hiem, di kham ngay keo hoi khong kip

Tĩnh mạch nổi lên

Tĩnh mạch mạng nhện có thể xuất hiện trong thai kỳ hoặc do béo phì và không tập thể dục đủ. Thông thường đây có thể là một triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch và đôi khi bạn có thể cảm thấy có cảm giác đau ở khu vực này.

Giãn tĩnh mạch ngày nay không phải là căn bệnh hiếm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khoảng 30% rơi vào tình trạng này. Đó là tình trạng xảy ra khi các tĩnh mạch nông trở nên giãn nở rộng và xoắn lại.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Đầu trang
dịch vụ kế toán thuế