Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • Tất tần tật về chế độ ăn giúp tăng cường đề kháng cho F0, F1 cách ly tại nhà

Tất tần tật về chế độ ăn giúp tăng cường đề kháng cho F0, F1 cách ly tại nhà

12:00 AM | 28/07/2021

Chế độ ăn dành cho F0, F1 đang cách ly và điều trị tại nhà chủ yếu là tăng sức đề kháng. Nhất là đối với những người F0, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng, giảm nhẹ triệu chứng, tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là tất tần tật về chế độ ăn giúp tăng cường đề kháng cho F0, F1 cách ly tại nhà, bạn có thể tham khảo!

1. Ưu tiên thức ăn lỏng, mềm

Nếu F0 đang gặp phải tình trạng chán ăn, đau họng, giảm vị giác, khứu giác, người nhà cần nấu những món ăn dạng mềm, lỏng, dễ ăn và dễ hấp thu. Những thức ăn lỏng thích hợp với sức khỏe người bệnh có thể kể đến như súp, bún, phở, nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò để bổ sung dinh dưỡng, xoa dịu những cơn khó chịu, mệt mỏi.

Đặc biệt, với những trường hợp bị sốt nhẹ nên ăn cháo, súp sẽ nhanh hồi phục. Vì những món ăn này không những giúp cơ thể bù nước, vừa dễ tiêu, mà còn giúp cung cấp thêm năng lượng, dinh dưỡng.

Tat tan tat ve che do an giup tang cuong de khang cho F0, F1 cach ly tai nha

Với những trường hợp bị sốt nhẹ nên ăn cháo, súp sẽ nhanh hồi phục - (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, không nên ăn các món quá nhiều gia vị, quá ngọt, chua, cay hoặc mặn vì có thể dễ gây nên tình trạng buồn nôn. Mỗi ngày, chỉ nên ăn tối đa 5 gram muối, bao gồm lượng muối trong thực phẩm. Tuyệt đối không ăn đồ ăn gây dị ứng, khi sơ chế và chế biến thức ăn cho F0, F1 cũng cần tuân thủ quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Tuyệt đối không được bỏ bữa

Khi bị COVID-19 một số trường hợp sẽ bị mất khứu giác, vị giác, dù ăn uống không ngon miệng nhưng người thân nên động viên bệnh nhân ăn đủ bữa để cơ thể đủ chất. Cụ thể, mỗi ngày nên ăn đủ 3 bữa chính, có thể thêm 1-3 bữa phụ với trái cây, thức ăn nhẹ để đảm bảo cơ thể không thiếu chất.

Ngoài ra, người nhà cũng nên chuẩn bị món ăn có màu sắc đa dạng giúp tăng sự hấp dẫn và kích thích vị giác, khuyến khích người bệnh ăn những món ăn hợp sở thích để ăn ngon và ăn nhiều hơn.

3. Cần ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

Bên cạnh việc ăn đủ bữa, ưu tiên các loại thức ăn lỏng mềm, F0 và F1 cần có chế độ ăn cân bằng và đầy đủ các nhóm chất, bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến các dưỡng chất như:

Tat tan tat ve che do an giup tang cuong de khang cho F0, F1 cach ly tai nha

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, chống chọi sự tấn công của các virus, vi khuẩn - (Ảnh: Lifewomen)

- Protein (đạm): Đạm không những là thành phần nền tảng cơ bản, cấu tạo nên tế bào và mô của cơ thể tham gia các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nếu thiếu đạm cơ bắp sẽ lỏng lẻo, giảm khả năng hình thành kháng thể, giảm khả năng chống lại các loại virus gây bệnh khác. Vì thế, tốt nhất mỗi bữa ăn bạn cần bổ sung cần bằng đạm động vật (cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và thực vật (các loại đậu, nấm, đậu phụ).

- Thực phẩm chứa Flavonoid: Flavonoid được chứng minh có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và cải thiện chức năng mạch máu rất hiệu quả. Vì thế, trong khẩu phần ăn hàng ngày các trường hợp F0, F1 nên bổ sung dưỡng chất này thông qua các loại rau củ (táo, cam, việt quất, bông cải xanh), sôcôla đen, rượu vang đỏ và trà...

- Lợi khuẩn (Probiotics) và chất xơ (Prebiotics): Probiotic có trong sữa chua và các loại thực phẩm lên men có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện chức năng của hệ miễn dịch và nhiều lợi ích khác. Hay chất xơ (Prebiotics) có trong các loại rau củ quả như tỏi hành, măng, chuối, táo… cũng sẽ giúp cho các lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ và đó góp phần tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.

- Nhóm chất béo (đặc biệt là chất béo giàu omega-3). Omega-3 là acid béo thiết yếu, cơ thể không tự tổng hợp được, có vai trò chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch, có nhiều trong dầu cá, dầu gan cá tuyết, cá mòi, cá hồi, basa, cá bơn, cá trích, cá thu, cá ngừ…

- Bên cạnh đó, F0 và F1 khi cách ly điều trị ở nhà nên uống đủ nước theo nhu cầu, uống từ từ, từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày. Ngoài ra, các loại thức uống có gas, nước ngọt, đồ chứa cồn cũng được khuyến cáo không nên sử dụng cho những F0, F1 đang cách ly tại nhà.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, F0 và F1 nên tập luyện thể thao đều đặn, tối thiểu 30 phút, có lối sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc (7-8 giờ/ngày), không lạm dụng rượu bia, không hút thuốc. Điều quan trọng là giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ về những điều tích cực, tránh lo lắng thái quá, thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn và tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Ngọc Duyên

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dịch vụ kế toán trọn gói tphcm