Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • Tất tần tật những điều nên biết về bệnh cao huyết áp

Tất tần tật những điều nên biết về bệnh cao huyết áp

8:00 AM | 18/03/2021

Bệnh cao huyết áp với các triệu chứng diễn tiến âm thầm và khó nhận biết nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim... dẫn đến nguy cơ tử vong cao.<BR>

Bệnh cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp) là bệnh tim mạch phổ biến nhất. Cao huyết áp xảy ra khi áp lực của dòng máu đẩy vào thành động mạch cao hơn mức bình thường. Huyết áp được xác định bằng chỉ số huyết áp tâm thu (áp lực trong động mạch khi tim co bóp)/ huyết áp tâm trương (áp lực trong động mạch giữa các nhịp đập). Số đo huyết áp được tính bằng milimet thủy ngân (mmHg).

Huyết áp có thể biến động tăng và giảm trong suốt cả ngày, nhưng nếu ở mức cao trong thời gian dài thì sẽ trở thành bệnh lý – gọi là bệnh cao huyết áp.

Các loại cao huyết áp

Cao huyết áp có hai loại chủ yếu sau

- Cao huyết áp nguyên phát (vô căn): Đây là loại cao huyết áp phổ biến nhất, được gọi là cao huyết áp nguyên phát có xu hướng phát triển từ từ trong nhiều năm và không có nguyên nhân xác định.

- Cao huyết áp thứ phát: Một số người bị huyết áp cao do một bệnh lý có từ trước. Loại cao huyết áp này, được gọi là cao huyết áp thứ phát, thường xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn huyết áp nguyên phát.

Tat tan tat nhung dieu nen biet ve benh cao huyet ap

Caption: Cao huyết áp xảy ra khi áp lực của dòng máu đẩy vào thành động mạch cao hơn mức bình thường.

Nguyên nhân gây ra cao huyết áp

Có hai loại cao huyết áp chủ yếu, mỗi loại lại có các nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây cao huyết áp nguyên phát

- Bệnh cao huyết áp nguyên phát phát triển dần theo thời gian mà không xác định được nguyên nhân. Hầu hết mọi người đều có loại huyết áp cao. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ cơ chế nào khiến huyết áp từ từ tăng lên. Sự kết hợp của một số yếu tố khác nhau có thể đóng một vai trò nào đó. Các yếu tố này bao gồm:

- Di truyền: Tình trạng cao huyết áp cũng có thể do di truyền. Điều này là do đột biến gen hoặc những bất thường thừa hưởng từ cha mẹ.

- Thay đổi về thể chất: Khi cơ thể có một số thay đổi, nó cũng có thể gây ra cao huyết áp. Chẳng hạn những thay đổi trong chức năng thận do lão hóa có thể làm mất cân bằng về lượng muối và chất lỏng khiến huyết áp tăng lên.

- Yếu tố về lối sống: Những lựa chọn lối sống không lành mạnh như thiếu hoạt động thể chất và chế độ ăn uống nghèo nàn, về lâu dài sẽ gây hại cho cơ thể. Lựa chọn lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến các vấn đề về cân nặng như thừa cân hoặc béo phì. Điều này có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Nguyên nhân gây cao huyết áp thứ phát

Cao huyết áp thứ phát thường xảy ra nhanh chóng và có thể trầm trọng hơn so với cao huyết áp nguyên phát. Một số yếu tố có thể gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm: Bệnh thận, khó thở khi ngủ, dị tật tim bẩm sinh, các vấn đề về tuyến giáp, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng ma túy, lạm dụng rượu, các vấn đề về tuyến thượng thận hay một số khối u nội tiết.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ cao huyết áp

Cao huyết áp có nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm:

- Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ cao huyết áp càng tăng lên.

- Giới tính: Trước 65 tuổi, nam giới có tỷ lệ mắc cao huyết áp cao hơn. Phụ nữ có nhiều khả năng bị cao huyết áp sau 65 tuổi.

- Tiền sử gia đình: Các thành viên trong gia đình cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn khi có người mắc cao huyết áp.

- Mang thai: Đôi khi mang thai cũng góp phần làm tăng huyết áp.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp như tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình...

Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp nói chung là một tình trạng âm thầm. Nhiều người sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ để tình trạng bệnh đạt đến mức độ nghiêm trọng khi mà các triệu chứng trở nên rõ ràng. Thậm chí sau đó, những triệu chứng này có thể được cho là do các vấn đề khác.

Một trong những điều nguy hiểm nhất của bệnh cao huyết áp là bạn có thể không biết mình mắc bệnh này. Trên thực tế, gần một phần ba số người bị huyết áp cao không biết điều đó. Cách tốt nhất để biết huyết áp có cao hay không là kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Bạn cũng có thể theo dõi huyết áp ngay tại nhà.

Nếu huyết áp trở nên quá cao, có một số triệu chứng nhất định cần chú ý, bao gồm: Đau đầu dữ dội, chảy máu cam, mệt mỏi hoặc nhầm lẫn, gặp vấn đề về thị lực, tức ngực, khó thở, nhịp tim không đều, có máu trong nước tiểu.

Các biến chứng của bệnh cao huyết áp

- Áp lực quá lớn lên thành động mạch do cao huyết áp có thể làm hỏng mạch máu cũng như các cơ quan quan trọng. Tình trạng huyết áp càng cao và không được kiểm soát nhanh chóng thì thiệt hại gây ra càng lớn. Cao huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm:

- Đau tim hoặc đột quỵ: Cao huyết áp có thể gây ra cứng và dày động mạch (xơ vữa động mạch) dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.

- Phình mạch máu: Huyết áp tăng lên quá cao có thể làm cho các mạch máu yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. Điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu túi phình bị vỡ.

- Suy tim: Khi tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu chống lại áp suất cao hơn trong mạch, thành cơ tim cũng trở nên dày hơn (phì đại tâm thất trái). Cuối cùng, thành cơ tim gặp khó khăn trong việc bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, dẫn đến suy tim.

- Hội chứng chuyển hóa: Đây là một nhóm các rối loạn chuyển hóa của cơ thể, bao gồm tăng kích thước vòng eo, tăng chất béo trung tính, giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) và mức insulin cao. Những rối loạn này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.

- Chứng mất trí nhớ: Cao huyết áp khiến các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu đến não dẫn đến một loại bệnh mất trí nhớ là sa sút trí tuệ do mạch máu.

Chẩn đoán bệnh cao huyết áp

Việc chẩn đoán cao huyết áp rất đơn giản như sử dụng máy đo huyết áp. Thông thường, huyết áp nên được đo ở cả hai cánh tay để xác định xem có sự khác biệt hay không. Điều quan trọng là sử dụng vòng bít máy đo huyết áp có kích thước phù hợp.

Các chỉ số đo huyết áp được chia thành 5 loại như sau:

- Huyết áp bình thường: Chỉ số huyết áp bình thường nếu nó dưới 120/80 mmHg.

- Huyết áp tăng cao: Huyết áp tăng cao là khi huyết áp tâm thu dao động từ 120 đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg. Huyết áp tăng cao cũng có thể được gọi là tiền tăng huyết áp. Thông thường, các bác sĩ không điều trị huyết áp tăng cao bằng thuốc. Thay vào đó bác sĩ có thể khuyến khích những thay đổi lối sống để kiểm soát tình trạng.

- Tăng huyết áp giai đoạn 1: Tăng huyết áp giai đoạn 1 là khi huyết áp tâm thu dao động từ 130 đến 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dao động từ 80 đến 89 mmHg.

- Tăng huyết áp giai đoạn 2: Tăng huyết áp giai đoạn 2 là khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

- Khủng hoảng tăng huyết áp: Chỉ số tâm thu trên 180 mmHg, hoặc tâm trương trên 120 mmHg. Huyết áp trong phạm vi này cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như đau ngực, nhức đầu, khó thở hoặc thay đổi thị giác khi huyết áp cao đến mức này, bạn cần được chăm sóc y tế tại phòng cấp cứu.

Cả hai chỉ số trong kết quả đo huyết áp đều quan trọng. Nhưng sau 50 tuổi, chỉ số tâm thu thậm chí còn quan trọng hơn. Tăng huyết áp tâm thu cô lập là tình trạng huyết áp tâm trương bình thường (nhỏ hơn 80 mmHg) nhưng huyết áp tâm thu cao (lớn hơn hoặc bằng 130 mmHg). Đây là loại huyết áp cao phổ biến ở những người trên 65 tuổi.

Vì huyết áp thường thay đổi trong ngày và có thể tăng khi đi khám bệnh, các bác sĩ sẽ đo huyết áp ở ba lần khác nhau hoặc nhiều lần hẹn riêng biệt trước khi chẩn đoán bị cao huyết áp.

Nếu huyết áp vẫn ở mức cao, các bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm hơn để loại trừ các tình trạng cơ bản. Các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định bất kỳ vấn đề phụ nào gây ra cao huyết áp. Họ cũng có thể xem xét ảnh hưởng của cao huyết áp đối với các cơ quan quan trọng.

- Xét nghiệm nước tiểu

- Kiểm tra cholesterol và các xét nghiệm máu khác

- Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG). Thử nghiệm nhanh chóng và không đau này đo hoạt động điện của tim.

- Siêu âm tim. Tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng của từng người và kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm tim để kiểm tra thêm các dấu hiệu của bệnh tim. Siêu âm tim sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim.

Các biến chứng của bệnh cao huyết áp

Áp lực quá lớn lên thành động mạch do huyết áp cao có thể làm hỏng mạch máu cũng như các cơ quan quan trọng. Tình trạng huyết áp càng cao và không được kiểm soát nhanh chóng thì thiệt hại gây ra càng lớn. Cao huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm:

Đau tim hoặc đột quỵ: Huyết áp cao có thể gây ra cứng và dày động mạch (xơ vữa động mạch) và có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.

Phình mạch máu: Huyết áp tăng lên quá cao có thể làm cho các mạch máu yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. Điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu túi phình bị vỡ.

Suy tim: Khi tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu chống lại áp suất cao hơn trong mạch, thành cơ tim cũng trở nên dày hơn (phì đại tâm thất trái). Cuối cùng, thành cơ tim gặp khó khăn trong việc bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, dẫn đến suy tim.

Hội chứng chuyển hóa: Đây là một nhóm các rối loạn chuyển hóa của cơ thể, bao gồm tăng kích thước vòng eo, tăng chất béo trung tính, giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) và mức insulin cao. Những rối loạn này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.

Chứng mất trí nhớ: Cao huyết áp khiến các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu đến não dẫn đến một loại bệnh mất trí nhớ là sa sút trí tuệ do mạch máu.

Cao huyết áp dẫn đến nhiều biến chứng như đau tim, đột quỵ, mất trí nhớ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các phương pháp điều trị cao huyết áp

Cao huyết áp là bệnh mãn tính đòi hỏi phải theo dõi thường xuyên và điều trị lâu dài. Việc điều trị đối với người bị cao huyết áp hướng đến mục tiêu giảm huyết áp xuống dưới 140/90 mmHg. Với những bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, bệnh thận mãn tính hoặc tiểu đường, huyết áp mục tiêu cần đạt dưới 130/80 mmHg. Lưu ý, huyết áp mục tiêu cũng có thể thay đổi theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe, đặc biệt với những người trên 65 tuổi. Các phương pháp điều trị cao huyết áp phổ biến bao gồm thay đổi lối sống và sử dụng thuốc.

- Thay đổi lối sống

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị cao huyết áp. Các bác sĩ có thể khuyến nghị những thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như: Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây, ăn ít muối, hoạt động thể chất thường xuyên, giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế uống rượu, bỏ thuốc lá, hạn chế căng thẳng hoặc lo âu, nghỉ ngơi hợp lý.

- Điều trị cao huyết áp bằng thuốc

Khi những thay đổi trong lối sống là không đủ để điều trị cao huyết áp. Các bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để giảm huyết áp. Việc sử dụng thuốc cho bệnh cao huyết áp phụ thuộc vào số đo huyết áp và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc huyết áp thường có hiệu quả tốt hơn.

Đối với từng bệnh nhân, trong suốt quá trình điều trị, các bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc, tăng giảm liều lượng, bổ sung hoặc loại bỏ một số loại thuốc cho đến khi tìm ra loại thuốc hoặc sự kết hợp các loại thuốc có hiệu quả nhất.

- Biện pháp phòng ngừa cao huyết áp

Các bác sĩ khuyên rằng nên thực hiện các bước sau đây để giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và các biến chứng của nó:

- Bổ sung thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống hàng ngày: Bắt đầu ăn nhiều thực vật tốt cho tim mạch hơn. Cố gắng ăn nhiều hơn bảy phần trái cây và rau mỗi ngày. Sau đó tăng dần số lượng cho đến khi đạt mục tiêu mười phần mỗi ngày.

- Cắt giảm đường: Cắt giảm thực phẩm có chứa đường và tinh bột. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.

- Đặt mục tiêu giảm cân: Thay vì đặt mục tiêu chung là giảm cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về mức cân nặng hợp lý.

- Thường xuyên theo dõi huyết áp: Theo dõi huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng và tránh các vấn đề về cao huyết áp. Việc đo kiểm tra huyết áp có thể được thự hiện tại bất kỳ phòng khám hoặc các trung tâm y tế nào. Bạn cũng có thể mua máy đo huyết áp và thực hiện việc kiểm tra tại nhà.

Tat tan tat nhung dieu nen biet ve benh cao huyet ap

Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa chứng cao huyết áp.

Các biện pháp khắc phục cao huyết áp tại nhà

- Thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa cao huyết áp, ngay cả khi bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp.

- Ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, cá và các loại thực phẩm từ sữa ít béo. Bổ sung nhiều kali giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao. Tiêu thụ ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Tat tan tat nhung dieu nen biet ve benh cao huyet ap

Chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc… sẽ giúp hạn chế nguy cơ cao huyết áp.

- Giảm muối trong chế độ ăn uống: Cố gắng hạn chế lượng natri dưới 1.500mg và tối đa 2.300 miligam (mg) một ngày.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Giữ cân nặng hợp lý hoặc giảm cân giúp kiểm soát huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan.

- Tăng cường hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm huyết áp, kiểm soát căng thẳng, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe. Bạn nên hoạt động với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần. Cố gắng thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp ít nhất hai ngày mỗi tuần.

- Hạn chế rượu bia: Rượu bia làm tăng huyết áp ngay cả khi khỏe mạnh. Đối với người lớn khỏe mạnh, chỉ nên uống tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam.

- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tổn thương thành mạch máu và đẩy nhanh quá trình tích tụ mảng bám trong động mạch.

- Hạn chế căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thư giãn cơ, hít thở sâu hoặc thiền. Hoạt động thể chất thường xuyên và ngủ ngon cũng sẽ giúp loại bỏ căng thẳng.

- Ghi nhật ký đo huyết áp tại nhà: Theo dõi huyết áp tại nhà cho phép bạn ghi lại nhật ký đo huyết áp hàng ngày. Từ đó, bác sĩ có thể xem xét thông tin để xác định xem các loại thuốc có hiệu quả hay không hoặc liệu có biến chứng nào xảy ra hay không.

- Theo dõi huyết áp tại nhà không thể thay thế cho việc đi khám bác sĩ. Ngay cả khi có kết quả bình thường, đừng ngừng hoặc thay đổi thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Kiểm soát huyết áp khi mang thai: Phụ nữ bị cao huyết áp nên nhờ bác sĩ tư vấn về cách kiểm soát huyết áp trong thai kỳ.

Bệnh cao huyết áp dù triệu chứng khá mơ hồ nhưng chúng ta có thể căn cứ vào một số dấu hiệu điển hình nhất để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng đối với những người có tiền sử cao huyết áp. Đặc biệt, người bệnh nên theo dõi thường xuyên và lâu dài bằng máy đo huyết áp ở nhà và tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dịch vụ kế toán đức thành